Trí tuệ cảm xúc trong công việc

Trí tuệ cảm xúc trong công việc

Nghiên cứu của chuyên gia trí tuệ cảm xúc Travis Bradberry cho thấy chỉ có 36% người có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân, giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng . Thế nên, việc mà nhiều người cho rằng mình là người có trí tuệ cảm xúc thì thật ra không hẳn là như vậy.

Một nghiên cứu của TalentSmart cho thấy, trung bình, những người thể hiện trí tuệ cảm xúc cao kiếm được nhiều hơn 29.000 USD mỗi năm so với những người có EQ thấp.

Vậy trí tuệ cảm xúc có vai trò thế nào trong công việc? Điều gì khiến cho một người có trí tuệ cảm xúc cao lại có thể kiếm nhiều hơn người bình thường tới 29.000 USD?

Trí tuệ cảm xúc trong công việc

Trí tuệ cảm xúc giúp nâng cao khả năng giao tiếp

Những nhân viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao xúc có xu hướng trở thành người giao tiếp tốt hơn và giao tiếp tốt là chìa khóa cho bất kỳ một người thành công nào.

Một ví dụ đơn giản, giả sử một nhân viên lo lắng khi họ bắt đầu thuyết trình trước đồng nghiệp. Họ có thể để cho sự lo lắng của mình lấn át, nên họ có vẻ bối rối hoặc nói lắp. Điều này sẽ làm suy yếu khả năng truyền đạt ý tưởng và khái niệm trong bài thuyết trình của họ.

Một nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nhận ra sự lo lắng là một cảm xúc bình thường và làm dịu nhẹ nó. Gần như ngay lập tức, họ sẽ lại giao tiếp với mọi người một cách rõ ràng và tự tin hơn rất nhiều.

Trí tuệ cảm xúc giúp xử lý vấn đề hiệu quả hơn

Những người có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng xử lý xung đột và cảm xúc tiêu cực tốt hơn.

Nếu một nhân viên tin rằng quản lý không công nhận vai trò của họ trong sự thành công của dự án, họ có thể cảm thấy thất vọng và tổn thương. Kết quả là, họ có thể đả kích bằng cách đưa ra những bình luận mang tính công kích hoặc gửi một email giận dữ. Những điều này có nhiều khả năng gây ra phản ứng tiêu cực và có thể làm hỏng các mối quan hệ công việc.

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có thói quen check-in cảm xúc trước khi hành động. Chính vì vậy, họ có thể giải quyết vấn đề theo xu hướng ôn hòa hơn, sáng suốt hơn. Điều này có nhiều khả năng tạo ra kết quả tích cực và duy trì mối quan hệ hài hòa với quản lý.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Vì giao tiếp tốt là chìa khóa cho mối quan hệ làm việc tốt nên trí tuệ cảm xúc có thể giúp nhân viên xây dựng mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Nếu một nhân viên có EQ thấp, họ có thể gặp khó khăn khi làm việc theo nhóm. Họ có thể có kỹ năng lắng nghe kém, tranh luận hoặc từ chối chịu trách nhiệm về bất kỳ sai lầm nào. Họ cũng có thể không nhận thức rõ ràng về cảm xúc của người khác. Loại hành vi này có thể gây rối loạn nghiêm trọng cho một nhóm, phá vỡ niềm tin và sự giao tiếp cũng như ảnh hưởng đến tinh thần tại nơi làm việc.

Khi một nhân viên thể hiện trí tuệ cảm xúc cao, họ tôn trọng ý tưởng và cảm xúc của người khác, ngay cả khi họ không đồng ý. Điều này có nghĩa là họ sẵn sàng hợp tác và có thể nói lên cảm xúc của mình trong các cuộc họp mà không tỏ ra bác bỏ hay đối đầu.

Những nhân viên có trí tuệ cảm xúc cũng rất giỏi trong việc hỗ trợ. Họ có thể xác định khi nào một đồng nghiệp đang khó chịu về một vấn đề công việc hoặc cá nhân và nói chuyện với họ theo cách giúp giảm bớt căng thẳng và cho phép người kia đối phó. Điều này có thể tạo ra những mối quan hệ bền chặt hơn, nơi mọi người cảm thấy được lắng nghe và hỗ trợ, điều này có thể khiến họ làm việc chăm chỉ hơn và gắn bó lâu dài với công ty.

Trí tuệ cảm xúc giúp nâng cao hiệu suất

Ngoài việc là những người có tinh thần đồng đội tốt hơn, những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao còn có xu hướng hiệu quả hơn trong công việc.

Bradberry đã chỉ ră rằng 90% những người có thành tích xuất sắc có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao. Một nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở sản xuất của Motorola cho thấy nhân viên làm việc hiệu quả hơn 93% sau khi trải qua quá trình quản lý căng thẳng và đào tạo EQ.

Vậy tại sao nhân viên có trí tuệ cảm xúc lại làm việc tốt hơn? Có một số lý do.

  1. Họ đưa ra những quyết định tích cực
  2. Họ có mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp
  3. Họ biết cách quản lý căng thẳng.

Ngoài ra, khi nhân viên có người quản lý được rèn luyện trí tuệ cảm xúc, họ sẽ gắn kết hơn trong công việc. Điều này là do các nhà quản lý có EQ cao thường đưa ra những phản hồi tích cực và mang tính xây dựng, tập trung vào những gì nhân viên có thể làm tiếp theo chứ không phải những sai sót. Do đó, nhân viên có thể hiểu cách họ có thể cải thiện hiệu suất của mình, điều này tạo ra một nhóm có động lực hơn. Theo nghiên cứu của Korn Ferry, những nhà quản lý lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc sẽ giữ chân được 70% nhân viên của họ trong 5 năm trở lên.

Trí tuệ cảm xúc giúp thăng tiến nhanh trong công việc

Nhân viên có trí tuệ cảm xúc sẽ có khả năng đồng cảm, tự điều chỉnh và làm việc tốt hơn. Vì vậy, họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả.

Trong cuộc khảo sát của Lee Hecht Harrison Penna, 75% số người được hỏi đã sử dụng EQ để có thể thăng chức và tăng lương. Nhưng 68% tổ chức thực sự không có bất kỳ kế hoạch nào cho sự phát triển EQ trong nội bộ tổ chức của mình. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà tuyển dụng đều cho rằng kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết cho sự phát triển và thành công.

Vì vậy, việc kết hợp đào tạo trí tuệ cảm xúc vào kế hoạch phát triển của nhân viên là rất quan trọng. Dưới đây là một số ví dụ về các chiến lược để đảm bảo sự phát triển kỹ năng này.

Trí tuệ cảm xúc có thể có tác động tích cực sâu sắc đến nơi làm việc. Khi mọi người trong tổ chức, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, thể hiện trí tuệ cảm xúc, điều đó sẽ khuyến khích mọi người làm điều tương tự.

Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ nhà lãnh đạo.

Phỏng theo bài báo của tạp chí Forbes. Bài gốc tại đây: https://www.forbes.com/sites/forbeshumanresourcescouncil/2023/07/18/the-importance-of-emotional-intelligence-at-work/?sh=6df3e3be165c

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *