Khả năng phục hồi – Sức mạnh của Trí tuệ cảm xúc

Khả năng phục hồi – Sức mạnh của Trí tuệ cảm xúc

Khả năng phục hồi sau những biến cố là một năng lực cực kỳ quan trọng của con người, nhất là trong xã hội hiện đại, nơi con người có quá nhiều những trách nhiệm, những dự án, những mục tiêu cần hoàn thành.

Đối với các quản lý, lãnh đạo và chủ doanh nghiệp, kỹ năng này còn quan trọng hơn gấp nhiều lần những người khác.

Các chuyên gia cho biết, những người có cảm xúc tốt sẽ có ít cảm xúc tiêu cực hơn và có khả năng phục hồi sau những biến cố nhanh hơn. Học những cách lành mạnh để đối phó và tận dụng các nguồn lực trong cộng đồng có thể giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi một cách nhanh chóng.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với mọi người một số cách thức có thể làm được để gia tăng khả năng phục hồi của mỗi người. Anh chị em đọc bài này xong nên gửi cho các lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của mình để họ có thể sử dụng được ngay nhé.

1 – Khả năng phục hồi là gì?

Khả năng phục hồi, hay còn gọi là sự kiên cường (resilience), là khả năng của một người vượt qua khó khăn, áp lực và những thách thức trong cuộc sống. Đây là một ứng dụng quan trọng của trí tuệ cảm xúc, vì người có trí tuệ cảm xúc cao thường dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc, giữ bình tĩnh và tìm ra giải pháp hiệu quả khi đối mặt với những tình huống khó khăn. Khả năng phục hồi không chỉ giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh mà còn giúp phát triển mạnh mẽ hơn từ những trải nghiệm đó.

Khả năng phục hồi là gì?

Khả năng phục hồi là một năng lực quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần phải có

Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò then chốt trong việc phát triển khả năng phục hồi. Khi chúng ta nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của mình, chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của mình trước những tình huống căng thẳng. Ví dụ, thay vì phản ứng thái quá trước một thất bại, người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ bình tĩnh đánh giá lại tình huống, rút ra bài học và tìm cách cải thiện. Sự tự nhận thức và tự điều chỉnh giúp họ duy trì được sự lạc quan và động lực, từ đó dễ dàng vượt qua khó khăn và trở lại trạng thái cân bằng.

2- Làm sao để rèn luyện khả năng phục hồi thông qua trí tuệ cảm xúc

Phát triển các thói quen lành mạnh

Các thói quen luyện tập thể dục, thể thao, thói quen ăn uống điều độ, ngủ nghỉ đều đặn sẽ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người và từ đó sẽ giúp cho bạn có khả năng phục hồi sau những biến cố nhanh hơn.

Một trong những cách giúp bạn rất nhanh chóng phục hồi sau những biến cố là việc ngồi bình yên với chính mình, ngồi tĩnh tâm mỗi ngày.

Dành thời gian cho bản thân

Khoảng thời gian cho bản thân để bạn có thể tận hưởng không gian, khung cảnh xung quanh bạn. Đặc biệt là hãy luôn dành thời gian để làm những việc mà bạn yêu thích.

Một trong những thói quen mà UDOO hay hướng dẫn mọi người thực hành đó là khung thời gian gọi là ME TIME vào mỗi tuần. Đây là khoảng thời gian khoảng 2h bạn dành riêng cho bản thân mình. Không công việc, không con cái, không có bất kỳ ai làm phiền mình cả. Bạn có thể làm bất cứ điều gì mà mình thích trong khoảng thời gian này.

ME TIME là một cách thức tuyệt vời để phục hồi sau một tuần làm việc căng thẳng và sau những khó khăn.

Học cách nhìn đa chiều

Không dễ để có thể nhìn mọi thứ đa chiều ngay lúc những biến cố xảy ra. Điều này đòi hỏi bạn phải nỗ lực và rèn luyện rất nhiều mới có đủ năng lượng và sự tỉnh thức để biến nó thành một thói quen.

Tuy nhiên, khi đã xảy ra, việc nhìn lại sự việc với góc nhìn đa chiều để tìm ra những điều có ý nghĩa trong biến có là một cách thực sự tốt để bạn có thể phục hồi nhanh chóng.

Trong trường hợp chưa thể tự thực hành, bạn có thể tìm đến một chuyên gia trí tuệ cảm xúc, một chuyên gia khai vấn (huấn luyện) để họ có thể giúp bạn có khả năng chiêm nghiệm và tìm kiếm những điều mới mẻ cũng là một giải pháp tốt.

Thực hành lòng biết ơn

Thực hành biết ơn đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao năng lượng của bản thân và từ đó giúp bạn có thể nhanh chóng vượt qua những biến cố. Hãy dành thời gian để ghi nhận sự biết ơn của mình với mọi thứ xung quanh mỗi ngày.

Khai thác nguồn lực cộng đồng

Hãy ở trong một cộng đồng tích cực (hay một bộ lạc như UDOO), đó là nguồn năng lượng vô giá mà cộng đồng có thể mang đến cho bạn khi xảy ra những thách thức.

Khả năng tác động giữa con người và con người không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian. Chỉ cần ở trong một cộng đồng tích cực bạn đã có thể được hưởng lợi rất lớn từ đó rồi. Nội lực và khả năng phục hồi của bạn cũng vì thế mà được tăng lên.

Thống kê từ Gallup cho thấy, những nhân viên thành công và hiệu suất cao nhất luôn là những người thường xuyên tương tác với đội ngũ và những người xung quanh mình. Họ đang khai thác nguồn lực cộng đồng rất tốt.

3- Kết luận

Khả năng phục hồi là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta đối mặt và vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Được hỗ trợ bởi trí tuệ cảm xúc, khả năng phục hồi không chỉ giúp chúng ta duy trì sự cân bằng tinh thần trong những tình huống căng thẳng mà còn giúp chúng ta học hỏi, phát triển và mạnh mẽ hơn sau mỗi trải nghiệm. Bằng cách rèn luyện tự nhận thức, tự điều chỉnh và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực, chúng ta có thể tăng cường khả năng phục hồi, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một cuộc sống hạnh phúc và thành công.

|Xem thêm: 5 HIỂU LẦM TAI HẠI CỦA SẾP KHI THIẾU EQ TRONG QUẢN LÝ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *